Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

LỊCH CHĂM – SAKAWI CAM 2013

Nguồn gốc ra đời của lịch Chăm Một trong những lĩnh vực mà loài người hiểu biết nhiều và khá sớm đó là thiên văn. Từ xa xưa chính sự quan sát bầu trời của con người để xem xét sự vận động theo quy luật tự nhiên để tính toán cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất của họ. Đời sống nông nghiệp bắt buộc cư dân phải thường xuyên quan sát bầu trời, xác định thời tiết. Dân tộc việt nam nói chung và người Chăm nói riêng cũng lấy nghề nông làm cơ sở kinh tế chínhTrải qua quá trình sống và sản xuất, Người Chăm đã tích lũy kinh nghiệm, tri thức về sự thay đổi của thời tiết, sự thay đổi của thiên văn để có thể có cơ cấu mùa vụ, có giống cây trồng, vật nuôi thích hợp, đạt năng suất cao. Ngoài ra, do trước đây người Chăm thường đi biển nên việc xác định thời gian, ngày mùa là rất quan trọng để đánh bắt thủy sản và tránh những cơn bão từ biển cả. Và xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, người Chăm đã dựa vào lịch Sakhas của Ấn Độ và Hồi giáo để làm ra lịch của mình.
Lịch có tầm quan trọng đặc biệt đối trong đời sống, phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. Do đó, con người đã dựa vào sự vận hành của trái đất, mặt trời, mặt trăng để phân chia thời gian thành các đơn vị ngày, tuần, tháng, năm. Người Chăm cũng sớm nhận thức được điều đó nên đã sáng tạo ra lịch.
 v Cách tính lịch của người Chăm
Lịch Chăm có hai loại: lịch thuần âm (Sakawi Awar) và lịch thuần dương (Sakawi Ahier). Hai loại lịch này kết hợp với nhau gọi là lịch âm dương hỗn hợp, theo tiếng Chăm có hai cách gọi: takawi hoặc Sakawi. Dù lịch Chăm có tính ngày khác nhau giữa hai loại lịch nhưng lại có mối quan hệ với nhau dẫn đến cái chung trong khái niệm về ngày tháng năm…Vì lịch Chăm nói lên nhân sinh quan của họ: tư tưởng âm dương luôn gắn bó với nhau và tuân theo quy luật nhất định. Lịch Awar là âm đứng phía bên tả và tính ngày tháng từ hữu sang tả, còn lịch Ahier là dương đứng bên hữu và tính ngày tháng từ tả sang hữu chung luôn tuân theo một quy tắc nhất định và lấy Awar làm chuẩn. Nếu tháng Awar trồi thì tháng Ahier sụt và ngược lại. Đối với tháng thiếu thì tháng Ahier mới có thể trùng với tháng 11 và tháng 12 của lịch Awar. Khi trùng nhau rồi mới có thể tách ra. Đó là một quy định của lịch Chăm.
Người Chăm có cách tính lịch riêng của mình, dựa vào sự vận hành của mặt trăng, trái đất, mặt trời và các vì sao. Như đã nói ở phần trên, lịch Chăm có hai loại, đó là lịch thuần âm (Takawi Awar) và lịch thuần dương (Takawi Ahier). Hai loại lịch này kết hợp với nhau và gọi là âm dương lịch hỗn hợp. Hai loại lịch này có quan hệ với nhau nên cùng chung quan niệm về ngày tháng năm. Vì người Chăm có cái nhìn chung về biểu tượng: âm – dương luôn luôn gắn bó với nhau và tuân theo một quy luật nhất định, dựa vào nhau thật chặt chẽ và cùng song song tồn tại.
 Một số nhà khoa học và nhà chiêm tinh khi nghiên cứu các tài liệu cổ Chăm cho rằng: “Người Chăm lấy con người là biểu tượng của vũ trụ thu hẹp, trên trời (lingik) thuộc về dương, dưới đất (tanưk) thuộc về âm. Giữa trời và đất là con người, là một sinh vật có đủ lương tri do khí âm và khí dương cấu tạo thành”. Do đó mà quan điểm của các nhà chiêm tinh Champa có những đoạn phân tích về con người gồm đủ ngũ hành và màu sắc sau: - Kim (pathei) tượng trưng cho xương màu trắng - Mộc (kayâu) tượng trưng cho lông, tóc, màu xanh lá cây. - Thủy (ia) tượng trưng cho máu, màu đen. - Hỏa (apui) tượng trưng cho nhiệt, màu đỏ. - Thổ (tanưk) tượng trưng cho da, thịt, màu vàng. Đồng thời, thân người cũng được chia làm hai phần: - Phần xoáy đầu (Kayon) tượng trưng cho rốn trời, vì khi mặt trời đứng bóng thì người Chăm gọi là mặt trời đứng ở đỉnh đầu (Yang harei đi krưk akauk) - Phần rốn của con người (Bauk Pasak) tượng trưng cho rốn đất, vì chiều dài từ chân đến rốn đo được bốn gang tay, từ rốn đến đỉnh đầu cũng đo được bốn gang tay. Ở người nào thì đo gang tay của người đó.
v Lịch Sakawi – âm dương lịch Chăm
Cộng đồng Chăm hiện nay sử dụng 4 loại lịch: Chăm lịch (Sakawi Chăm), âm lịch BàniIslam, âm dương lịch việt và dương lịch Gregorian phổ thông, mỗi thứ lịch có một công năng riêng nhưng trong các sinh hoạt truyền thống và nông nghiệp thì họ vẫn sử dụng lịch Sakawi (Takawi) . Sở dĩ, người Chăm dùng danh từ Sakawi (Takawi) để chỉ lịch nói chung, trong đó có lịch Chăm Sakawi Chăm (Takawi Chăm) là bộ lịch của người Chăm thời lập quốc bắt nguồn từ lịch Shakas của Ấn Độ. Ra đời vào đầu thế kỷ thứ 2, lịch Shakas Ấn Độ du nhập vào Champa ngay từ buổi đầu vương quốc này mới hình thành. Khi mới vào thì lịch này chưa có khác biệt lớn so với lịch Ấn Độ, điểm khác biệt giữa Shakas Champa là tên 12 con giáp, tên năm, tên tháng bằng tiếng Chăm thay vì tiếng Ấn Độ. Có sự biến âm trong tên gọi các ngày trong tuần; Adid (chủ nhật), Sôm (thứ hai), Angar (thứ ba), But (thứ tư), Jip (thứ năm), Suk (thứ sáu), Sanưchar (thứ bẩy). Điều nàu cho thấy lịch Shakas khi vào Champa đã được họ tiếp nhận một cách chủ động, họ cất công nghiên cứu và khá thành thạo trong việc tính vị trí di chuyển theo thời gian của các thiên thể để định vị thời gian chính xác.
Ngày nay, lịch Chăm đã có sự khác biệt nhiều, lịch Sakawi của Chăm Jat đã có sự cải biến so với trước đây. Ví dụ như tên các tháng không còn gắn với 12 con giáp như lịch shakas của Ấn Độ và Champa đã trở lại dùng số đếm giống như các dân tộc Êđê và Giarai hiện nay, từ tháng giêng cho đến tháng mười lần lượt là: Tha, Dwa, Klau, Pak, Limư, Ranăm, Tajuk, Talipan, Salipan, Sapluh. Riêng tháng mười một và tháng Chạp không dùng số đếm mà dùng là PuisMac. Tên các tuần trăng và các ngày trong tuần lễ vẫn là hình thức biến âm của các danh từ tương ứng trong lịch Shakas của Ấn Độ. Như vậy, sau một thời gian dài từ khi du nhập thì lịch Ấn Độ đã được người Chăm tiếp nhận và có sự cải biến theo nhận thức của chính dân tộc mình tạo nên. Và đây là loại lịch chính mà người Chăm theo đạo Bàlamôn sử dụng Sự thay đổi các tháng của lịch Chăm so với lịch Ấn Độ và Champa xưa. Lịch shakas lịch Champa Lịch Chăm hiện nay Takuh Sa Kabau Dwa Rimong Klau Tapai Pak Inư Girai Limư Ula Raneh Ranăm Atheh Tajuk Pabe Talipan Pa Cra Salipan Mư Nuk Sapluh Asau Puis Pa bui Mac Nội dung của cách tính lịch được trình bày ở phần cách tính lịch chung của người Chăm. Do lịch này là lịch chung của cộng đồng chăm và cũng có những đặc điểm chung về cách tính ngày tháng với Hồi lịch.
v Hồi lịch - Âm lịch của các cộng đồng Chăm Bàni và Chăm Islam.
Bên cạnh lịch Chăm Jat còn có lịch của cộng đồng Chăm Bàni và Chăm Islam gọi là Hồi lịch. Hồi lịch du nhập vào Champa cùng với quá trình du nhập đạo Hồi vào thế kỷ 15-18. Đây là loại lịch tính ngày tháng hoàn toàn theo tuần trăng nên không phản ánh chu kỳ thời tiết, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Nên loại lịch này chỉ có người Chăm theo Hồi giáo sử dụng trong việc làm lễ chay niệm, trong nghi lễ tôn giáo hàng năm của họ. Họ gọi lịch này là Sakawi Awar. Theo quy định của Hồi lịch, mỗi chu kỳ có 8 năm, mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng bình thường trung bình có 29,5 ngày. Như vậy, một năm bình thường của Hồi lịch chỉ 354 ngày, ngắn hơn thời lượng cần thiết để mặt trăng xoay đủ vòng trên quỹ đạo của nó là 354,36708 ngày. Do đó, nếu không được điều chính thì cư sau mỗi năm Hồi lịch lại đi trước mặt trăng 0,36708 ngày, và sau 33 năm sẽ đi trước mặt trăng đến 12,11364 ngày, tức là phải tới đếm 26-27 Hồi lịch mới thấy trăng tròn. Trong 8 năm của Hồi lịch có 3 năm tách (năm đủ), 5 năm mốc (năm thiếu), 8 năm xóa, năm đủ có 355 ngày, năm thiếu có 354 ngày. Các năm được ổn định và thể hiện như sau:
-         Thun Lier: năm nhất điểm có 354 ngày 15 giờ.
-         Thun Har : năm ngũ dấu có 355 ngày 0 giờ.
-         Thun Jim: năm tam dấu có 354 ngày 9 giờ (tam điểm đầu).
-         Thun Jưi : năm thất điểm có 354 ngày 18 giờ.
-         Thun Dal : năm tứ điểm có 355 ngày 3 giờ.
-         Thun Pak : năm nhị điểm có 354 ngày 12 giờ.
-         Thun Wau: năm lục điểm có 354 ngày 21 giờ.
-         Thun Jim: năm cuối tam điểm có 355ngày6giờ (tam điểm cuối).
Từ chỗ âm lịch Hồi giáo tính ngày, tháng theo tuần trăng, không phản ánh chu kỳ thời tiết nên người Chăm dựa vào cơ sở tính ngày tháng của Hồi giáo kết hợp với sự chuyện động của mặt trời và các vì sao để làm ra loại lịch mới đó là âm dương lịch hỗn hợp. Và họ gọi là Sakawi Ahier để chỉ người Chăm theo đạo Bàlamôn hay Chăm Jat phân biệt với âm lịch của người Chăm theo hồi giáo. Do sự lệ thuộc vào tuần trăng và ngày tháng nên không phản ánh chính xác chu kỳ thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt vì thế nên chỉ có tác dụng trong hoạt động tôn giáo phục vụ nghi lễ của người Chăm theo đạo Hồi.
v Qui tắc tính giờ, ngày, tháng của lịch Chăm.
¯ Cách tính giờ: giờ của người Chăm Jat và Chăm Hồi giáo đều có chung quan niệm. Giờ được gọi là tuk.
Người ta căn cứ vào con người tức là một tiểu vũ trụ vì chiều dài và chiều ngang của con người đều đo đúng 8 gang tay. Họ chia một ngày thành 8 giờ và một đêm có 8 giờ, cả ngày và đêm là 16 giờ. Ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn và đêm thì ngược lại. Một giờ chia bằng 1 gang tay. Ta thấy một ngày của người Chăm so với giờ chung của việt nam cùng khoảng thời gian như nhau nhưng giờ chung này có 24 giờ, người Chăm chỉ có 16 giờ. Vì có sự chênh lệch này nên giờ người Chăm hiện nay chỉ sử dụng để coi ngày tháng tốt xấu mà thôi.
Cách tính ngày: ngày người Chăm gọi là harei. Ngày thì có ngày âmngày dương.
- Ngày dương từ ngày mồng 1 đến 15 gọi là Bingun giai đoạn này là thượng tuần âm lịch của người Việt.
-Ngày âm (Klem) có từ ngày mồng 1 hạ tuần trăng đến 15 hạ tuần trăng (hết tháng), cũng ngày mở đầu cho 8 cung được ấn định bất di bất dịch.
- Thun Lier: năm nhất điểm có 354 ngày 15 giờ.
- Thun Har : năm ở đầu, ngày khởi đầu là ngày thứ 3.
- Thun Jim : ngày mở đầu là ngà chủ nhật.
- Thun Jưi : ngày mở đầu là ngày thứ năm
- Thun Dal : ngày mở đầu là thứ hai
- Thun Pak : ngày mở đầu là thứ bảy
- Thun Wau: ngày mở đầu là thứ tư.
- Thun Jim lwic (cuối) hay Jut: ngày mở đầu là chủ nhật.
Ta thấy thun (năm) Lier mở đầu là thứ sáu ngày mồng 1/1 (đầu tháng). Điều này mang tính chất qui định vì ngày mồng một của tháng không phải nhất thiết duy nhất là thứ sau, mà có thể là các ngày trong tuần. Ta có thể thấy qua hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: ngày đầu năm của năm lịch mồng 1/1 là ngày thứ sáu, cách tính số ngày trong tháng của người Chăm là số lẻ có 30 ngày. Nếu mồng một gặp thứ sáu thì đến rằm ngày 15 sẽ lại gặp ngày thứ sáu và mồng một (hạ tuần trăng) sẽ là ngày thứ bảy và đến 15 (hạ tuần trăng) sẽ gặp lại ngày thứ bảy. Như vậy, khi hết tháng 1 gặp ngày thứ bảy thì qua mồng 1 tháng hai sẽ là chủ nhật. Do đó, ta thấy ngày đầu tháng 1 của năm lịch thứ sáu khi chuyển qua ngày đầu tháng 2 là ngày chủ nhật. Sự chuyển liền giữa hai tháng này mất ngày thứ bảy, có nghĩa là cách nhau một ngày. Trong một năm có 12 tháng, những tháng mang số lẻ có 30 ngày gọi là tháng đủ.
- Trường hợp 2: vì như trên đã tính ngày đầu tháng 2 là chủ nhật, mà tháng hai theo quy định của người Chăm là tháng thiếu có 29 ngày. Từ đó, cách tính tháng thiếu sẽ là: nếu mồng một thượng tuần tháng 2 là chủ nhật thì đến rằm 15 cũng sẽ là ngày chủ nhật, và hạ tuần theo cách tính tháng thiếu cũng sẽ gặp lại ngày chủ nhật. Do đó đến 15 hạ tuần trăng ta thấy cuối tháng 2 là chủ nhật khi chuyển qua ngày đầu tháng 3 của năm thứ hai liên tục đó người Chăm gọi là sự nối tiếp. Trong một năm có 12 tháng thì các tháng mang số chẵn: 2,4,6,8, 10, 12 sẽ có 29 ngày.
Ngày của người Chăm còn tương tự như thứ của người Việt. Một tuần có 7 ngày (thứ) gồm: Adit (chủ nhật), Sôm (thứ hai), Angan (thứ ba), But(thứ tư), Jip (thứ năm), Suk (thư sáu), Sanưchan(thứ bảy). Mỗi ngày có một tên gọi riêng gắn với biểu tượng nhất định:
- Ngày thứ nhất: Adit, tôk mưh = mặt trời, tiếp nhận vàng
- Ngày thứ hai: Sôm, tôk pariak= mặt trăng, tiếp nhận bạc
- Ngày thứ ba :Angan, tôk pathei = sao hỏa, tiếp nhận sắt
- Ngày thứ tư: But, tôk tănh bâchh = sao thủy, nhận đẻ đất
- Ngày thứ năm: Jip, tôk drap mưtakai = gió, hơi nhận súc vật
- Ngày thứ sáu: Suk, tôk pacha = thương đế, nhận y phục
- Ngày thứ bảy: Sanưchan, tôk pa dai = đất, nhận thóc lúa.
¯ Cách tính tháng (bilan) :
Tháng có tháng chẵn và tháng lẻ:
- Tháng chẵn: gồm tháng 2, 4, 6, 8, 10, 12 là tháng thiếu, có 29 ngày.
- Tháng lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11 là tháng đủ có 30 ngày.
Cách tính tháng chẵn lẻ đã trình bày ở trên. Việc xác định ngày tháng dựa vào sự xuất hiện của mặt trăng. Đầu tháng không trăng và giữa tháng ngày rằm trăng tròn. Theo sách cổ để lại, khi nào nhìn về hướng đông vào lúc trời rạng sáng mà thấy một chòm sao Mang Chủng xuất hiện trên đỉnh núi được một lúc rồi tan biến bởi ánh bình minh, thì thời gian đó, lịch Champa phải gọi là tháng 2, năm nào thấy sao Mang Chủng xuất hiện vào những ngày cuối tháng hai thì năm đó phải nhuần tức có tháng thứ 13, nếu không có nhuần thì năm sau sao sẽ xuất hiện vào tháng 3 và lệch so với thời gian quy định. Mối năm sao Mang Chủng xuất hiện chậm đi 11 ngày, do độ dài của năm Chăm lịch ngắn hơn so với độ dài của dương lịch hoặc chu kỳ vận chuyển sao Mang Chủng bằng nhau, cho nên sao này luôn xuất hiện đúng vào ngày 5 hoặc ngày 6 dương lịch hàng năm. Căn cứ vào sự xuất hiện của sao Mang Chủng vào tháng hai Chăm lịch, trùng tháng 6 dương lịch và nhầm tháng 5 của âm lịch từ cơ sở đó ta đối chiếu tiếp cho các tháng còn lại cụ thể như sau: Tháng Dương lịch, Tháng âm lịch, Tháng chăm lịch 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 12 tháng trong một năm của người Chăm có tên gọi riêng và mỗi tháng lại thuận về một sự việc:
-Tháng 1: bilan sa, binhưk than ươn=thuận về tương tư
-Tháng 2: bi lan dua, binhưk danuk khan=thuận về tỗi lỗi
-Tháng 3: bilan klâu, binhưk pa dai=thuận về thóc lúa
-Tháng 4: bilan pak, binhưk mưtai=thuận về chết chóc
-Tháng 5: bilan limư, binhưk mưthao=thuận về gây hấn
-Tháng 6: bilan năm, binhưk pagun drap=thuận về tài sản
-Tháng 7: bilan tạuh,binhưk than kih=thuận về đau ốm
-Tháng 8: bilan talipan, binhưk gamuk khak= thuận về tội lỗi
-Tháng 9: bilan sa lipan,binhư mưthao= thuận về gây hấn
-Tháng 10: bilan sapluh, binhưk than rap biak=thuận về phát tài to
-Tháng 11: bilan pluh sa, binhưk rat dabrat dhinh=thuận về hưng thịnh
-Tháng 12: bilan pluh dua, binhưk apui băng=thuận về lửa cháy.
¯ Cách tính năm (thun):
Lịch Chăm cũng dùng 12 con giáp để biểu hiện cho năm như lịch nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, riêng với người Chăm thì con mèo (mão) được thay thế bằng con thỏ (ta pai). 12 con giáp Chăm Tên gọi của một số nước Á Đông: Takuh (Tí) -  Kabau (Sửu) -  Rimong (Dần) – Tapai (Mão) - Inư Girai (Thìn) - Ula Raneh (Tỵ) - Atheh (Ngọ) - Pabe (Mùi) - Pa Cra (Thân) - Mư Nuk (Dậu) - Asau (Tuất)  - Pa bui (Hợi).
Năm âm lịch là một chu kỳ kéo dài của mặt trăng. Nên một năm theo Hồi lịch có độ dài là 355 ngày. Ngày tính lịch Chăm theo hệ thống chu kỳ 8 năm như Hồi lịch, bởi nó vốn là loại lịch âm nhưng nhưng khác trong định kỳ 8 năm phải có nhuận 3 lần, mỗi lần một tháng thiếu (29 ngày) tính ra ngày ở 3 lần nhuận có: 293 = 87 cộng với 2835 ngày của 8 năm của lịch Awar thì được 2922 ngày. Trong 8 năm định kỳ nhuận 3 lần. Vậy một lần lấy nhuận quy ra tháng là 128 =96 tháng chia cho 3 bằng 32 tháng tương đương với mỗi lần nhuận của âm lịch. Với năm Chăm lịch, muốn tính năm nhuận lấy năm tương đương ứng năm Chăm lịch chia cho 8, nếu số dư là một trong các số 0, 3, 5 thì Chăm lịch đúng là năm nhuận.
Lịch Hồi giáo trong thực tế không bao giờ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Chăm theo hồi giáo, mà chỉ được sử dụng rộng rãi trong phạm vi rất hẹp là để tính ngày dùng thuần túy tôn giáo về các ngày lễ lớn như Ramưwan, lễ vào thánh đường, ngày mảng chay (taleh) và ngày lễ waha của người Chăm Hồi giáomà thôi.
 Như vậy, rõ ràng là toàn bộ người dân tộc Chăm từ trước đến nay kể cả Chăm theo tôn giáo Bàlamôn hay Bàni đều sử lịch Chăm chung (lịch Chăm không phải là lịch riêng của người theo đạo Bàlamôn). Lịch Chăm chung này được cộng đồng dân tộc Chăm rất tôn trọng và sử dụng rộng rãi như ngày cưới hỏi, tang chế, đình đám, lễ hội, cúng kính, xây dựng nhà cửa, mua trâu bò, tân gia,...ngoài ra, người Chăm còn hiểu là việc ấn định ngày tháng thiêng liêng liên quan đến thần thánh của dân tộc.
Chúng ta có thể thấy rằng, với cách tính lịch trên lịch Chăm có một số nét tương đồng với âm lịch trên thế giới:
 • Lịch Chăm sử dụng 12 con giáp để biểu hiện cho năm như Takuh, Kabau, Rimong (Chuột, Trâu, Hổ) mà âm lịch gọi là Tí, Sửu, Dần...
 • Tính theo chu kỳ mặt trăng thì có 29,5 ngày và 45 phút vì số lẻ 0,5 nên dồn vào tháng trước thành 30 ngày, gọi là tháng đủ, còn 29 ngày cho tháng sau gọi là tháng tiếu. Số tháng trong năm thường là 12 và năm nhuận là 13 tháng.
• Số ngày trong 8 năm của lịch Chăm kể cả 3 lần nhuận là 2922 ngày tương đương với số ngày của dương lịch. Tuy nhiên lịch Chăm cũng có những nét riêng của mình:
• Lịch Chăm không giống âm lịch có 10 can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) mà Chăm chỉ có 8 can (Lieh, Hak, Jim, Jưi, Dal, Bak, Wao, Jim Lwich).
• Âm lịch của người Việt thường nhuần vào cuối năm, tức tháng 13 chứ không nhuần vào các tháng giữa năm như lịch Chăm.
• Lịch Chăm căn cứ vào thiên nhiên để xác định: ngày, giờ dựa vào ngôi sao, mặt trời và mặt trăng. Người Chăm có câu:
“Cha rah bilan glăng patuk
Ikak tuh glăng yang harei
Cha dar harei glăng yang bilan”
Dịch:
“Chỉnh tháng thì nhìn ngôi sao
Định giờ thì nhìn mặt trời
Định ngày thì nhìn mặt trăng”
Dựa trên 3 ngôi sao này: một là sao Mang Chủng (tua rua), hai là sao cày, ba là sao thần nông, mỗi ngôi sao có hạn kỳ xuất hiện nhất định của nó, vì ngôi sao Mang Chủng xuất hiện trước tiên cho nên ta lấy sao Mang Chủng làm gốc.
Tóm lại, hiện nay người Chăm đang sử dụng cùng lúc 4 loại lịch. Hai loại lịch được họ sử dụng nhiều trong các nghi lễ cộng đồng là lịch Sakawi Awar - Ahier. Tuy nhiên, lịch Chăm chung, tức lịch Ahier vẫn được sử dụng rộng rãi hơn lịch Awar, từ việc xem ngày tháng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, nông nghiệp,...còn âm lịch và lịch Gregorian vẫn được sử dụng để cùng thống nhất với các hoạt động chung của đất nước và thế giới.
















“Nguồn: Isvan Champa”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét