Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

ẤN TƯỢNG MÀU ÁO XANH

       Chiến dịch thanh niên tình nguyện (TNTN) hè năm nay, với phương châm hướng về cơ sở, Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động vì an sinh xã hội, qua đó khơi dậy, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ.

      Trên khắp các nẻo đường, từ thành thị đến thôn xóm xa xôi, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Ninh Thuận đã mang đến những niềm vui mới. Từ Phước Tân (Bác Ái) về Hòa Sơn (Ninh Sơn) qua Nhị Hà (Thuận Nam), Phước Vinh (Ninh Phước), xuống Bắc Sơn (Thuận Bắc), Vĩnh Hải (Ninh Hải), những hoạt động của TNTN hè thể hiện nét đẹp vì cộng đồng, khát vọng được cống hiến, chung tay xây dựng quê hương.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM

        Do ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hóa khác nhau, theo truyền thống, trang phục của người Chăm chia ra thành hai loại chính: trang phục dành cho giới quý tộc và phục trang của tầng lớp bình dân.Chức sắc, tu sĩ tôn giáo có trang phục riêng cũng như trang phục nam-nữ khác nhau. Trang phục dành cho giới quý tộc tới nay không còn, nhưng trang phục bình dân về cơ bản vẫn tồn tại trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, Châu Đốc…

Trang phục nữ giới
Người phụ nữ Chăm thường mặc áo dài bít tà, mặc chui đầu mà họ gọi là "Aw loah” (áo có 3 lỗ): một lỗ chui đầu và hai ống tay. Vì khổ vải của khung dệt ngày xưa không cho phép vải rộng quá 1m nên nhìn chung từng chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ  Chăm ngày xưa chỉ là những tấm vải ghép (kauk kuang) quây tròn thành hình ống, bó thân. Về màu săc, có nhiều màu nhưng không thể thiếu  các màu đen, đỏ, xanh, trắng; đôi khi còn cố định cả màu tím và vàng. Điểm dễ nhận thấy là "áo ống” của phụ nữ Chăm không trang trí hoa văn. Khi tham dự lễ hội, các cô gái Chăm còn sử dụng loại dây thắt lưng có thêu hoa văn trước ngực và vấn xung quanh lưng, gọi là "Taley kabak”.

Sau này, kĩ thuật dệt cải tiến, khổ vải rộng ra nên chiếc áo dài của phụ nữ Chăm cũng không nhất thiết phải có nhiều mảnh ghép, mà thường là may từ 4 mảnh vải cùng màu nối nhau. Bên trong chiếc áo dài người ta thường mặc một chiếc áo lót (gọi là áo klăm), giống như một chiếc yếm. 

Cùng với áo dài hình ống bó thân, phụ nữ Chăm còn nổi bật với hai loại váy: váy kín và váy mở. Váy mở (aban) quấn bằng tấm vải, hai mép vải không may dính vào nhau, khi mặc cặp váy được vấn vào bên trong giữ chặt eo hông. Còn váy kín (khan) thì hai mép đầu vải được may dính vào nhau hình ống. Váy mở có nhiều hoa văn, còn váy kín thì không có hoa văn trang trí. Cùng đó, phụ nữ Chăm còn mặc một loại "khan” (khăn mặc), cũng có khi dùng để choàng, đắp ngủ khi thời tiết lạnh. Còn chiếc khăn đội đầu (tanrak) được dệt bằng vải thô màu trắng , xanh, đỏ hoặc vàng, hoa văn quả trám. Người ta đội khăn bằng cách quấn lên đầu vòng từ sau ra trước, một phần trùm đỉnh đầu hai mép gập lại, buông chùng xuống hai tai. Ngoài ra họ còn có loại khăn choàng vai và khăn cầm tay màu đỏ và hộp túi vải để đựng trầu cau.

Trang phục nam giới
Trước hết là chiếc áo ngắn (aw likey). Đây là loại áo ngắn phổ biến với tất cả đàn ông Chăm. Áo được may bằng 6 mảnh vải. Áo này chỉ mặc chùng xuống đến mông, xẻ hai bên hông khoảng 20cm, ở phía trước có đường xẻ đính khuy và hai bên vạt trước có hai cái túi. Cổ áo thường là cổ tròn đứng. Các màu chủ đạo là trắng, đỏ, xanh, vàng... nhưng không trang trí hoa văn. Cùng với áo ngắn là áo dài (aw tah) được dệt bằng vải thô màu trắng, cũng may ghép từ nhiều mảnh vải. Áo dài không có hàng khuy mà chỉ xẻ một đường xiên trước ngực, dùng dây để buộc thay nút, mặc chui đầu, phủ dài đến đầu gối. 

Trong truyền thống, đàn ông Chăm thường quấn Xarông, hoặc là dùng "khăn mặc”. Để tô điểm, đàn ông Chăm thường dùng dây thắt lưng (taley ka-in) bằng vải, rộng từ 10cm-25cm dài từ 180cm-250cm. Người ta quấn một vòng qua lưng rồi buộc gút lại, thả chùng hai đầu dây có tua ra phía trước. Đàn ông Chăm cũng dùng khăn đội đầu, quấn vòng lên đầu từ phía sau ra phía trước rồi thả hai mép gập lại, buông chùng xuống ở gần hai tai. Đàn ông trẻ tuổi thì không đội khăn mà chỉ vắt khăn chéo qua vai. 

Cùng với quần áo, khăn…người ta còn sử dụng một số đồ trang sức. Phụ nữ Chăm thường đeo hoa tai có đính tua vải màu đỏ hình nấm, hình tròn, hình vành khăn làm bằng vàng, đồng thau và có đính tua vải đỏ; cổ có đeo xâu chuỗi hột tròn hình bầu dục làm bằng vàng hoặc đồng thau, mặt nhẫn có đính hột đen được bao quanh bằng hoa 4 cánh. Trang sức đàn ông Chăm đơn giản hơn, họ chỉ đeo chiếc nhẫn tròn, mặt nhẫn có đính hột đen và được bao quanh bằng hình hoa 8 cánh mà họ thường gọi là chiếc nhẫn Mưta. Chiếc nhẫn Mưta chính là biểu trưng, là dấu hiệu để nhận biết đồng tộc Chăm. Vì vậy khi người Chăm chết đi, ngoài trừ y phục họ còn mang theo chiếc nhẫn Mưta.

Một số trang phục khác
Người Chăm còn sử dụng trang phục theo tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó có thể kể đến: 
-Trang  phục người kéo đàn kanhi (On Kadhar): Đàn kanhi (đàn dây giống như đàn nhị). Trang phục là áo dài trắng, mặc váy trắng viền hoa văn rồng, đầu đội khăn có tua đỏ, vai vắt khăn đỏ và đeo túi.

-Trang phục người vỗ trống bazanưng (On Mư-duôn): Áo dài màu trắng, cổ con, có xẻ dọc từ dưới nách bên phải chạy đến phần chân. Từ nách áo bên phải lại xẻ một đường xiên ở ngực đến chính giữa cổ áo. Những đường xẻ này được kết dính lại bằng hàng nút. Khăn đội đầu là loại khăn trắng có tua màu đỏ hoặc khăn trắng tua trắng gọi là khăn "siep kabuak”.

- Trang phục vũ sư (Mu Rija): Trang phục này phục vũ lễ cưới. Mu Rija là loại áo may bằng loại vải màu trắng. Cùng đó là loại váy màu đen, hoa văn viền ở xung quanh bìa váy. Vũ sư đầu đội khăn màu trắng, không có hoa văn và hai bên có đeo hoa tai có đính tua màu đỏ. Những nét đặc trưng

Trang phục Chăm chủ yếu là dùng chất liệu sẵn có trong thiên nhiên như bông, tơ tằm... May cắt quần áo, thường là may áo xẻ ngực. Kiểu may, mặc của người Chăm theo lối quấn, choàng là phổ biến hơn cả. Đó là cái váy mảnh, sà rông, tấm choàng, tấm trùm... kể cả áo dài Chăm thực chất cũng là tấm vải may quay tròn thành hình ống bao quanh cơ thể.

Trang phục truyền thống Chăm dễ nhận thấy nhất là loại áo bít tà, kéo dài quá đầu gối, khoét cổ tròn, hình trái tim, được lắp ghép bằng nhiều mảnh vải mang nhiều màu sắc khác nhau. Do có đặc điểm như vậy nên người Chăm gọi áo dài truyền thống của họ là "Kuak kuang”- áo may ghép nhiều mảnh vải. Trang phục Chăm không trang trí hoa văn trên nền vải áo. Hoa văn trên trang phục Chăm chủ yếu là được trang trí từng mảnh vải rồi may ghép vào các bộ phận của trang phục như loại cạp váy, dây thắt lưng... Theo nhiều nhà nghiên cứu, màu sắc của trang phục Chăm- ngoài mục đích trang trí để diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên, con người, còn thể hiện tính phồn thực. Sự phồn thực ấy chính là hai mảng màu đối lập, trái ngược nhau giữa màu lạnh và màu nóng.

Nhân đây, cũng nên tìm hiểu thêm một số nét cơ bản của trang phục đồng bào Chăm Châu Đốc. Y phục của bà con thiên về màu trắng. Đặc điểm nổi rõ của trang phục là lối tạo hình áo khoét cổ và can thân. Với nam giới, quấn sà-rông và đội mũ có thêu. Phụ nữ Chăm sống ở Châu Đốc thường đội khăn hoặc phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Họ hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Đôi khi còn có mạng che mặt (khăn Matr’a).















Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Thư tịch Hoàng gia Chăm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Kho tư liệu Hoàng gia Chăm vẫn còn những văn kiện liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

GIỚI THIỆU

xin chào tất cả các bạn đã đến với trang Blog: thonbinhnghia.blogspost.com